
Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực báo chí, xuất bản
Anh Nguyễn Thế Lân – Cẩm Phả hỏi về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản đối với Thanh tra Thông tin và truyền thông.
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 159/2013/NĐ-CP, Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng; Thực hiện các quyền quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính…Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Báo chí, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 3 Nghị định này; Thực hiện các quyền quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính. Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 100.000.000 đồng…
Xem thêm tin khác...
Tin mới nhất
Câu hỏi phổ biến
- Ai được quyền đại diện công ty ký kết hợp đồng lao động với người lao động?
- Không phát sinh chi trả lương công nhân viên thì công ty có phải nộp tờ khai TNCN không
- Người đại diện theo pháp luật bị kết án tù thì công ty có bị chấm dứt hoạt động?
- Các trường hợp thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương theo Nghi định 145
- Cổ phiếu có thể dung để góp vốn thành lập doanh nghiệp hay không?