
Trường hợp nào khi phá thai được hưởng chế độ thai sản?
Anh Nguyễn Thế Vinh hỏi: Vợ tôi hiện làm công nhân dệt may, đang mang thai con thứ ba nhưng do bị bệnh nên bác sĩ chỉ định phải phá thai đểm đảm bảo sức khỏe của người mẹ. Vậy cho hỏi trường hợp này khi phá thai, vợ tôi có được hưởng chế độ BHXH không?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian nghỉ việc tối đa:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Như trường hợp của vợ anh Vinh, do bác sĩ chỉ định phải phá thai do bệnh lý nên sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật và được nghỉ việc hưởng chế độ.
Để được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong trường hợp trên, người lao động cần chuẩn bị:
1. Sổ BHXH
2. Bản sao Giấy ra viện;
3. Giấy chuyển tuyến khám bệnh, giấy chuyển viện;
4. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc chỉ định của bác sỹ về việc nghỉ thêm sau khi điều trị nội trú.
Về phía doanh nghiệp, cần chuẩn bị:
1. Danh sách đề nghị hưởng trợ cấp thai sản
2. Báo giảm lao động theo mẫu (nếu cần).
Xem thêm tin khác...
Tin mới nhất
Câu hỏi phổ biến
- Những ai có thể nhận uỷ quyền nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp?
- Thời điểm nộp báo cáo sử dụng lao động
- Ai được quyền đại diện công ty ký kết hợp đồng lao động với người lao động?
- Không phát sinh chi trả lương công nhân viên thì công ty có phải nộp tờ khai TNCN không
- Người đại diện theo pháp luật bị kết án tù thì công ty có bị chấm dứt hoạt động?