Căn cứ Điều 4 Thông tư 30/2013/TT-BTNMT quy định về thực hiện lồng ghép việc đăng ký đất đai như sau:
Thực hiện lồng ghép việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận với việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính
Đối với các xã, huyện triển khai thực hiện từ công đoạn đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính thì thực hiện các nội dung công việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lồng ghép trong quá trình đo đạc theo quy định như sau:
1. Trong quá trình chuẩn bị triển khai đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính, cần thực hiện lồng ghép các công việc chuẩn bị cho tổ chức kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất gồm: thu thập, kiểm tra, đánh giá hồ sơ địa chính; lập danh sách các trường hợp phải kê khai đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu, trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận và trường hợp phải đăng ký biến động đất đai.
2. Trong quá trình thực hiện xác định ranh giới thửa đất và đo đạc chi tiết bản đồ địa chính ở thực địa, cần thực hiện lồng ghép các công việc phục vụ cho đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận gồm: thu thập tin về mục đích đang sử dụng đất, người đang sử dụng đất; nguồn gốc sử dụng đất; tình trạng tranh chấp sử dụng đất; tình hình biến động ranh giới, diện tích thửa đất so với giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có).
...
Như vậy, trong quá trình thực hiện xác định ranh giới thửa đất và đo đạc chi tiết bản đồ địa chính ở thực địa, cần thực hiện lồng ghép các công việc phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm:
(1) Thu thập tin về mục đích đang sử dụng đất, người đang sử dụng đất;
(2) Nguồn gốc sử dụng đất;
(3) Tình trạng tranh chấp sử dụng đất;
(4) Tình hình biến động ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất so với giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có).
Quá trình thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính có cần lồng ghép với việc sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 30/2013/TT-BTNMT quy định về thực hiện lồng ghép việc xây dựng hồ sơ địa chính như sau:
Thực hiện lồng ghép việc xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính với quá trình đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận
...
4. Trong quá trình thực hiện đo đạc, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cần thực hiện lồng ghép việc lập hồ sơ địa chính theo quy định như sau:
a) Sao Giấy chứng nhận để lưu trước khi trao cho người sử dụng đất;
b) Tập hợp, sắp xếp, đánh số thứ tự hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận gắn với quá trình thực hiện kiểm tra, xét duyệt cấp Giấy chứng nhận ở các cấp để quản lý, lưu trữ theo quy định;
...
Như vậy, trong quá trình thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì cần lồng ghép việc sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để lưu trước khi trao cho người sử dụng đất.
Trường hợp các huyện chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì việc lập hồ sơ địa chính được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2013/TT-BTNMT quy định thực hiện lồng ghép việc xây dựng hồ sơ địa chính như sau:
Thực hiện lồng ghép việc xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính với quá trình đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận
...
4. Trong quá trình thực hiện đo đạc, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cần thực hiện lồng ghép việc lập hồ sơ địa chính theo quy định như sau:
a) Sao Giấy chứng nhận để lưu trước khi trao cho người sử dụng đất;
b) Tập hợp, sắp xếp, đánh số thứ tự hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận gắn với quá trình thực hiện kiểm tra, xét duyệt cấp Giấy chứng nhận ở các cấp để quản lý, lưu trữ theo quy định;
c) Đối với các huyện, tỉnh chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì phải thực hiện việc lập hồ sơ địa chính gắn với quá trình xét duyệt hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và in bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất, sổ cấp Giấy chứng nhận trên giấy để sử dụng ở các cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với các tỉnh, huyện đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, nhưng còn có xã, huyện chưa có điều kiện khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính thì phải thực hiện việc in, sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất, sổ cấp Giấy chứng nhận cho các xã, huyện đó sử dụng, cập nhật biến động theo quy định.
Như vậy, đối với các huyện chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì phải thực hiện việc lập hồ sơ địa chính gắn với quá trình xét duyệt hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đồng thời, in bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất, sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên giấy để sử dụng ở các cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.