Trước hết, vợ chồng bạn cần thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị mất quy định tại Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014. Theo đó, vợ chồng bạn cần khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc mất Giấy chứng nhận. Trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoãn, Ủy ban nhân dẫn cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban trong 30 ngày. Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết thông báo, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cấp cho vợ chồng bạn Giấy xác nhận về việc đã niêm yết, trường hợp mất Giấy chứng nhận do hỏa hoạn, thiên tai thì Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận về việc thiên tai, hỏa hoạn đó. Sau đó, vợ chồng bạn cần nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cùng với Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện để được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi được cấp lại Giấy chứng nhận, vợ chồng bạn có thể mang ra Tòa án để yêu cầu phân chia tài sản vợ chồng sau khi ly hôn hoặc hai bên có thể tự thỏa thuận phân chia. Sau khi có quyết định công nhân ly hôn của Tòa án, để được cấp mới Giấy chứng nhận cho cả hai bên, vợ chồng bạn cần thực hiện đăng ký biến động quyền sử dụng đất do phân chia quyền sử dụng đất cho vợ chồng sau khi ly hôn. Theo đó, vợ chồng bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ mới để nộp cho
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản theo mẫu;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
- Quyết định phân chia quyền sử dụng đất của Tòa án hoặc văn bản thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất của hai vợ chồng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, không phải mọi trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam thì đều được giải quyết. Công dân Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
- Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam.
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam.
- Đang bị tạm giam để chờ thi hành án.
- Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
Việc quy định như trên nhằm đảm bảo tính chặt chẽ của pháp luật, vì việc có quốc tịch Việt Nam làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước. Do vậy, công dân Việt Nam cần phải thực hiện xong các nghĩa vụ của mình trước khi xin thôi quốc tịch Việt Nam. Luật Quốc tịch Việt Nam cũng quy định những trường hợp sau đây không được thôi quốc tịch Việt Nam:
- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;
- Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
|
Như vậy, công dân Việt Nam có thể được Chủ tịch nước quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam nếu không thuộc một trong các trường hợp cấm hoặc hạn chế việc thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 trên cơ sở tự nguyện làm đơn, nộp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Căn cứ Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định.
- Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Cũng theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì:
Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
Như vậy, căn cứ những quy định trên, trong trường hợp người lao động ký kết hợp đồng lao động với hai hoặc nhiều công ty, thì người lao động đó thuộc đối tượng tham gia bảo hiếm xã hội bắt buộc và công ty giao kết hợp đồng đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Còn công ty thứ hai, người lao động sẽ được người sử dụng lao động trả tiền tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trực tiếp vào mức lương, mức chi trả của công ty thứ hai bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Riêng BHYT sẽ căn cứ vào HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất còn BHTNLĐ, BNN sẽ đóng theo từng hợp đồng lao động tại 2 công ty.
Theo Điều 157 Luật Đất đai 2013 quy định đất xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn như sau:
1. Đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn bao gồm đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình này.
2. Việc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và trong lòng đất, bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn công trình.
3. Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình, chịu trách nhiệm chính về việc bảo vệ an toàn công trình; trường hợp hành lang bảo vệ an toàn công trình bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành lang bảo vệ an toàn bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép để xử lý.
5. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ an toàn công trình; công bố công khai mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình; kịp thời xử lý những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn công trình.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, đất xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn do Nhà nước quản lý. Khi Nhà nước chưa sử dụng đến quỹ đất này thì người dân được tạm thời sử dụng, nhưng sẽ không được cấp sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).