Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/02/2022), có 05 trường hợp được BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh.
1. BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh với các đối tượng tại khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Cựu chiến binh, gồm:
+ Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP.
+ Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30/4/1975 quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP và tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP.
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác, cụ thể:
+ Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn.
+ Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
+ Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Thân nhân của liệt sĩ bao gồm: cha đẻ; mẹ đẻ; vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi liệt sĩ.
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945.
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.
- Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát.
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
3. BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh tại tuyến xã
4. BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở
Hiện nay, 15% mức lương cơ sở hiện tại là 223.500 đồng.
5. 100% chi phí khám chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở
Lưu ý, không áp dụng đối với trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến.
a. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng
1. Hình thức chào bán chứng khoán ra công chứng
Căn cứ Điều 10 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng như sau:
- Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng bao gồm:
+ Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành;
+ Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành;
+ Kết hợp hình thức quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 10 Nghị định 155/2020/NĐ-CP;
+ Chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng để thành lập quỹ đầu tư chứng khoán.
- Chào bán thêm chứng khoán ra công chúng bao gồm:
+ Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
+ Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chào bán thêm chứng chỉ quỹ ra công chúng để tăng vốn điều lệ của Quỹ đầu tư.
- Cổ đông công ty đại chúng chào bán cổ phiếu ra công chúng.
- Tổ chức phát hành chào bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác ra công chúng.
2. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng
Tại Điều 13 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng như sau:
- Cổ phiếu được chào bán phải là cổ phiếu của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 15 Luật Chứng khoán 2014, cụ thể:
+ Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
+ Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.
- Trường hợp cổ đông đăng ký chào bán là tổ chức, phương án chào bán cổ phiếu phải được cấp có thẩm quyền của tổ chức đăng ký chào bán thông qua theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của cổ đông đăng ký chào bán.
- Cổ phiếu được chào bán thuộc sở hữu của cổ đông đăng ký chào bán và là cổ phiếu tự do chuyển nhượng.
- Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp cổ đông đăng ký chào bán là công ty chứng khoán.
- Cổ đông đăng ký chào bán phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.
- Việc chào bán cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng có cổ phiếu được chào bán.
- Có chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính về việc cổ đông chuyển nhượng cổ phiếu của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh bảo hiểm trong trường hợp phải có sự chấp thuận theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
3. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng
Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng quy định tại Điều 14 NNghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
- Giấy đăng ký chào bán theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
- Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 19 Luật Chứng khoán 2014;
- Quyết định của cấp có thẩm quyền của cổ đông đăng ký chào bán là tổ chức thông qua phương án chào bán, trong đó bao gồm:
+ Loại cổ phiếu chào bán;
+ Số lượng cổ phiếu chào bán;
+ Giá chào bán hoặc nguyên tắc xác định giá chào bán hoặc ủy quyền xác định giá chào bán.
- Sổ đăng ký cổ đông hoặc giấy xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hoặc của thành viên lưu ký hoặc giấy chứng nhận sở hữu cổ phần.
- Báo cáo tài chính trong 02 năm gần nhất của tổ chức có cổ phiếu được chào bán theo quy định tại Điều 20 Luật Chứng khoán 2014, trong đó:
Trường hợp cổ đông đăng ký chào bán hoàn thiện hồ sơ sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, cổ đông đăng ký chào bán phải bổ sung báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán của tổ chức có cổ phiếu được chào bán.
- Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán, ngoại trừ trường hợp cổ đông đăng ký chào bán là công ty chứng khoán.
- Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc cổ đông đăng ký chào bán mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.
- Quyết định của cấp có thẩm quyền của cổ đông đăng ký chào bán là tổ chức thông qua phương án đảm bảo việc chào bán cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng có cổ phiếu được chào bán.
- Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính về việc cổ đông chuyển nhượng cổ phiếu (nếu có).