Về nguyên tắc, đối với công ty niêm yết hoặc công ty chưa niêm yết đều có hai hình thức chào bán cổ phần cơ bản là chào bán cổ phần ra công chúng và chào bán cổ phần riêng lẻ. Pháp luật không quy định về tỷ lệ số vốn mà DN muốn phát hành thêm cũng không giới hạn số vốn mà DN được phép tăng trong 1 năm. Doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng các quy định đối với việc chào bán chứng khoán ra công chúng và chào bán riêng lẻ.
Để chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật chứng khoán 2006:
Hiện tại không có quy định cụ thể về khoảng cách giữa các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng để tăng vốn Điều lệ.
Để chào bán chứng khoán riêng lẻ, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định 01/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Chào bán cổ phần riêng lẻ.
Về khoảng cách giữa các đợt chào bán cổ phần riêng lẻ để tăng vốn Điều lệ:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2010, các đợt chào bán cổ phần riêng lẻ để tăng vốn Điều lệ phải cách nhau ít nhất sáu tháng. Vi phạm quy định này, việc chào bán sẽ bị coi là vô hiệu và không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận tăng vốn điều lệ.
Đặc biệt, vi phạm quy định về hồ sơ, điều kiện và tổ chức việc chào bán cổ phần riêng lẻ sẽ bị phạt từ 30 - 100 triệu đồng.
Tuy nhiên Nghị định 01/2010/NĐ-CP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2010 đến hết ngày 14/9/2012 và được thay thế bằng Nghị định 58/2012/NĐ-CP.
Do vậy, trước thời điểm Nghị định 01/2010/NĐ_CP có hiệu lực, pháp luật không có quy định cụ thể nào về việc chào bán cổ phần riêng lẻ. Việc chào bán cổ phần riêng lẻ của doanh nghiệp được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật chứng khoán 2006.