Mẫu thông báo kết quả kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Cơ quan đăng ký kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu có trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 44/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra; Cơ quan kiểm tra và Cục Bảo vệ thực vật
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin, hồ sơ liên quan;
b) Lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm nơi sản xuất, cung ứng;
c) Thực hiện truy xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm Cơ quan kiểm tra
a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, thông báo kết quả kiểm tra cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra trong thời gian quy định;
b) Cập nhật thông tin, hồ sơ do tổ chức, cá nhân cung cấp;
c) Lưu giữ và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.
3. Trách nhiệm Cục Bảo vệ thực vật
a) Tổ chức thực hiện Thông tư này;
b) Chỉ đạo Cơ quan kiểm tra thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Thông tư này về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan đăng ký kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu có trách nhiệm như sau:
- Cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin, hồ sơ liên quan;
- Lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm nơi sản xuất, cung ứng;
- Thực hiện truy xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thời hạn cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu trong mấy ngày?
Thời hạn cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư 44/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục kiểm tra đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu
1. Thành phần hồ sơ
a) Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao (xuất trình bản chính để đối chiếu) và chỉ nộp khi đăng ký kiểm tra lần đầu một trong các giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Giấy chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương đối với cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại điểm k, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (sau đây gọi là Nghị định số 15/2018/NĐ-CP);
Bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với cơ sở quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
c) Bản sao Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm quy định tại Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP trong lô hàng gồm nhiều mặt hàng thuộc thẩm quyền quản lý của từ hai bộ trở lên quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
2. Trình tự thực hiện thủ tục kiểm tra đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Cơ quan kiểm tra quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
b) Việc nộp hồ sơ và nhận kết quả thực hiện trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công.
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra xem xét: trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận để giải quyết; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ nội dung cần bổ sung, hoàn thành hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan kiểm tra phải kiểm tra hồ sơ lô hàng và ra Thông báo kết quả kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Như vậy, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan kiểm tra phải kiểm tra hồ sơ lô hàng và ra Thông báo kết quả kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục II được hướng dẫn trên hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu.