Hiện nay, hoạt động đánh bạc và tổ chức đánh bạc đang diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là ở những khu vực nhỏ, hẹp, khó tìm kiếm nhằm mục đích che giấu, tránh bị cơ quan chắc năng phát hiện.
Cũng như tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc nằm trong nhóm tội xâm phạm đến trật tự công cộng được quy định trong Bộ luật Hình sự tại Điều 322 và quy định thành hai tội độc lập.
Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1.[333] Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2.[334] Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các dấu hiệu cấu thành tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
I. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan:
- Đối với tội tổ chức đánh bạc: có hành vi tập hợp, rủ rê, lôi kéo nhiều người (từ hai người trở lên) tham gia vào việc đánh bạc. Thông thường người đứng ra tổ chức có sự chuẩn bị, bàn bạc, sắp xếp kế hoạch đánh bạc rồi mới tập hợp, rủ rê những người khác tham gia.
- Đối với tội gá bạc: thể hiện ở hành vi tạo điều kiện về địa điểm cho việc đánh bạc, tức là có hành vi cho thuê, cho mượn hoặc đi thuê, mượn địa điểm, phương tiện để cho người khác sử dụng làm nơi tụ tập đánh bạc. Bản chất của gá bạc là mục đích trục lợi qua con bạc thông qua việc lấy tiền vào cửa, mua bán tài sản của con bạc với giá rẻ, kinh doanh các dịch vụ ăn uống,…. Hành vi gá bạc cũng là một biểu hiện của hành vi tổ chức đánh bạc và do vậy, hành vi gá bạc được nói đến khi người có hành vi đó không phải là người có hành vi tổ chức đánh bạc.
Cũng như tội đánh bạc, hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm khi đó là hành vi trái phép. Đối với hành vi tổ chức đánh bạc đã được cấp phép thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Hậu quả:
Cũng như tội đánh bạc, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Chỉ cần người phạm tội có hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thỏa mãn dấu hiệu khách quan được quy định trong điều luật thì đã cấu thành tội phạm.
Hai hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm nếu thoả mãn dấu hiệu về quy mô lớn, hoặc đã bị xử phạt hành chính về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xoá án tích thì tái phạm. Cụ thể đó là:
- Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
- Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
- Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
- Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 BLHS (Tội Đánh bạc) hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 (Tội đánh bạc), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
II. Khách thể của tội phạm
Cũng như đối với tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là tội xâm phạm đến trật tự trị an xã hội, mà trực tiếp xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội, vì cờ bạc nói chung và tổ chức hoặc gá bạc nói riêng cũng là một tệ nạn của xã hội. Và đôi khi là cả tính mạng, sức khoẻ và tài sản của người khác.
Đánh bạc là một loại tệ nạn xã hội, gây mất trật tự tri án xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình, công tác của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội. Hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc là hành vi tiếp tay cho hành vi đánh bạc, từ đó mà gây nguy hiểm cho xã hội.
III. Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hoặc buộc phải biết hành vi của mình là trái phép, nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.
Động cơ của người phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là tư lợi. Mục đích phạm tội là nhằm thu lợi bất chính từ các con bạc.
IV. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là chủ thể thường, theo đó, người phạm tội phải đáp ứng hai dấu hiệu về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có. Cũng tương tự như tội đánh bạc, chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự (có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi) đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì những người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. Đối với những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ được áp dụng những quy định của pháp luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
V. Về hình phạt
Mức phạt của tội này được chia thành 02 khung tương ứng với 02 khoản được quy định tại Điều 322 như sau:
- Khung cơ bản (tương ứng với khoản 1): phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Khung tăng nặng (tương ứng với khoản
· Có tính chất chuyên nghiệp, được hiểu là người phạm tội thực hiện tội phạm này để lấy tiền làm nguồn sống chính;
· + Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên;
· + Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
· + Tái phạm nguy hiểm.
· Đối với trường hợp phạm tội theo khoản 1 Điều 322 Bộ luật Hình sự, người phạm tội có thể bị áp dụng 01 trong hai hình phạt chính là phạt tiền và phạt tù giam.
· Nếu hình phạt chính của người phạm tội là phạt tù thì người phạm tội còn có thể phải chịu thêm hình phạt bổ sung với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
· Như vậy, người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép mà thỏa mãn các dấu hiệu được quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội tương ứng với khung hình phạt điều chỉnh hành vi đó.
· Đối với trường hợp chưa thỏa mãn các dấu hiệu để cấu thành tội phạm theo luật hình sự thì người tổ chức đánh bạc bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
· Cụ thể:
- Người tổ chức đánh bạc sẽ bị phạt tiền với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (theo khoản 4 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP);
- Người tổ chức đánh đề theo khoản 5 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Người có hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung. Đối với người nước ngoài thì có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam./.