Cả Bộ luật Lao động năm 2012 và năm 2019 đều đề cập đến việc ấn định lương tối thiểu vùng theo giờ nhưng phải đến Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì mới chính thức có mức lương tối thiểu giờ.
1. Mức lương tối thiểu giờ là gì?
Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Lao động quy định:
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Theo đó, ngoài việc xác định lương tối thiểu vùng theo tháng, mức lương tối thiểu này còn có thể được ấn định theo giờ.
Được ghi nhận lần đầu tiên tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu giờ được định nghĩa như sau:
Điều 4. Áp dụng mức lương tối thiểu
2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
Theo đó, mức lương tối thiểu theo giờ là mức lương thấp nhấp trả cho người lao động áp dụng việc tính lương theo giờ. Người lao động làm việc trong đủ giờ và hoàn thành hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận thì phải được tính lương bằng hoặc lớn hơn lương tối thiểu giờ.
2. Mức lương tối thiểu giờ năm 2022 là bao nhiêu?
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã quy định cụ thể mức lương tối thiểu giờ áp dụng từ ngày 01/7/2022 cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp thuộc vùng
|
Mức lương tối thiểu giờ
|
Vùng I
|
22.500 đồng/giờ
|
Vùng II
|
20.000 đồng/giờ
|
Vùng III
|
17.500 đồng/giờ
|
Vùng IV
|
15.600 đồng/giờ
|
Lưu ý: Trường hợp người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo giờ thì không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
3. Trả lương theo giờ thấp hơn mức tối thiểu bị phạt thế nào?
Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương được trả cho người lao động là được thực hiện theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Trong đó, nếu như các khoản phụ cấp lương và khoản bổ sung khác không bắt buộc phải có thì mức lương theo công việc hoặc chức danh lại được yêu cầu là không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Do vậy, nếu người lao động làm việc theo giờ thì tiền lương cho mỗi giờ làm việc sẽ không được thấp hơn lương tối thiểu giờ.
Trường hợp trả lương theo giờ thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu giờ mà người sử dụng lao động sẽ phải đối mặt với mức phạt sau:
Số người lao động bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu giờ
|
Mức phạt
|
Phạt tiền
|
Phạt bổ sung
|
Người sử dụng lao động là cá nhân
|
Người lao động là tổ chức
|
01 - 10 người
|
20 - 30 triệu đồng
|
40 - 60 triệu đồng
|
Trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu
|
11 - 50 người
|
30 - 50 triệu đồng
|
60 - 100 triệu đồng
|
Từ 51 người trở lên
|
50 - 75 triệu đồng
|
100 - 150 triệu đồng
|
Chú ý: Mức lãi suất của số tiền trả thiếu được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm bị xử phạt.